Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Bạn hãy ghi nhớ cổng vảo: http://tiny.cc/y7177s


 http://tiny.cc/y7177sVòng kết nối cựu sinh viên y khoa SG-TPHCM khóa 1971-1977 (bao gồm các bác sĩ đa khoa tốt nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1977):
 
http://y7177.comeze.com 
    (thay cho bsdk77.99k.org không còn nữa)
www.facebook.com/bac.si.77
   (có những thông tin mà các website khác của lớp không có)
     Nếu không vào được Facebook thì xem cách giải quyết tại đây.

Xem hình và video tại:
http://tiny.cc/y7177f  
          là link rút gọn của 
 http://www.flickr.com/photos/110962085@N04/sets/   
* Hình và thông tin của từng bạn trên Flick  
     Xếp theo chữ cái đầu của tên:  A  B  C  D  Đ  G  H  K  L  M  N  P  Q  S  T  V  Y
https://picasaweb.google.com/y7177sg3/ 
       (Danh sách: hình và thông tin từng bạn)
https://picasaweb.google.com/y7177sg6/  

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI LỚN TUỔI
      Ngày nay với đà tiến bộ y khoa, sự phổ biến về y khoa phòng ngừa, tuổi thọ con người được nâng lên rõ rệt. Tuổi già được chia làm ba giai đoạn như sau:
     65 – 74: có tuổi; 75-85: lớn tuổi; > 85: già.
      Già là một quá trình lão hóa tự nhiên, nhanh hay chậm là tùy theo cơ thể từng người (do ảnh hưởng của di truyền và tác động của môi trường).  Tuy vậy, quá trình diễn biến của lão hóa vẫn theo một quy luật chung, nghĩa là các cơ quan và bộ phận trong cơ thể cũng từ từ thay đổi.
     Kỳ trước chúng tôi đã nói các vấn đề tâm thần (Mental) của người già, kỳ này chúng tôi xin phác họa vài nét về vấn đề thường gặp ở thể xác (Physical).
     Bài này, người viết chỉ giới hạn những gì được trông thấy ở những người thân và các bệnh nhân trong bệnh viện.
 
1.    KHÔ MIỆNG: Nguyên nhân là do giảm sự bài tiết của tuyến nươc bọt. Do dùng các loại thuốc như: hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm lo âu (Antidepressant, Antianxiety), các thuốc chống run rẩy (Benadryl). Ngoài ra, nếu dùng thuốc đánh răng có chứa Peroxide (thuốc làm trắng răng) cũng làm cho khô miệng. Sự khô miệng thường xảy ra nhiều về ban đêm.
       Để giảm bớt sự khô miệng, nên thường xuyên uống từng ngụm nước và dùng các loại  kẹo chua để làm tăng sự bài tiết nước bọt, đồng thời nên dùng humidifier (máy phun hơi nước tạo độ ẩm đặt trong phòng. Ngoài ra, súc miệng bằng dung dịch biotene ban đêm cũng giúp đỡ phần nào.
 
2.    TÁO BÓN:  Do người lớn tuổi kém vận động, ít đi lại, do ăn thiếu chất xơ (Fiber) trong thực phẩm, do uống các loại thuốc đau nhức hoặc thuốc ho có chứa codein, do dùng một số thuốc chống són tiểu (Incontinence), do hàng ngày uống không đủ nước. Người già dễ bị thiếu nước do ăn ít, lười uống, không ai nhắc nhở.
        Để giải quyết vấn đề táo bón, trước hết cần phải uống đủ nước. Lượng nước tối thiểu cần cho người lớn tuổi hàng ngày được tính như sau:
. 1500ml + (body weight – 20kg) x 15ml: amount fluid/day for the old
. Thí dụ: một người 60kg thì cần 1 lượng nước tối thiểu là: 1500ml + (60 – 20) x 15 = 2100ml
. Ngoài ra, nếu người già chỉ ăn được ½ xuất ăn, được xem như người này có nguy cơ thiếu nước.
Để giảm bớt táo bón, người lớn tuổi cần uống đủ nước, ăn rau, trái cây nhiều lần trong ngày, có thể uống thêm nước prune. Cố gắng đứng lên đi lại nhiều lần cho dù có đau nhức, tránh nằm bất động trên giường

3.    CÁC DẤU VẾT NGOÀI DA: Da nhăn, thiếu đàn hồi, do lớp mỡ dưới da và mô liên kết giảm, do thiếu nước, thấy rõ ở vùng cẳng tay (forearm), lưng bàn tay, dưới xương đòn và vùng niêm mạc miệng. Da thường xuất hiện các vết bầm tím, xuất huyết dưới da do đang dùng các loại thuốc loãng máu chống sự ngưng tập tiểu cầu (Antiplatelet) như Plavix, Pletal, Aspirin. Hoặc các loại thuốc giảm đau NSAID như Advil, Motrim, Naproxene.
Các vết mẩn đỏ (Rash) ở vùng bẹn và mông do bị ngấm nước tiểu khi mang tã (Diaper), nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng da hoặc viêm tế bào (Cellulitis). Cần kiểm tra, thay tả thường xuyên, giữ khô sạch vùng này. Nếu bị các vết mẩn đỏ, cần lau sạch bằng nườc xà phòng loãng ấm, lau khô rồi bôi lên một lớp Vitamine AD ointment

Người bệnh cần theo dõi ở bác sĩ gia đình để điều chỉnh lượng thuốc, cần ăn thêm cam hoặc uống Vitamine C.

4.    THIẾU MÁU VÀ SUY DINH DƯỠNG: Vì mất cảm giác ngon miệng, vì kiêng ăn quá mức, vì theo chế độ ăn chay khắt khe hoặc kiêng cử tuyệt đối thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, …) Do giảm sự hấp thu của Vitamine B12, Folate, sắt, khi bệnh nhân đang dùng các loại thuốc Proton Inhibitors (Omeprazole). Thiếu máu vì mất máu âm ỉ trong dạ dày do uống các thuốc giảm đau, hoặc mất máu kín đáo ở đường tiêu hóa dưới do các diverticulites, trĩ.
        Để giải quyết vấn đề này, người lớn tuổi cần quân bình chế độ ăn uống hợp lý, nếu người  già chán ăn, người chăm sóc cần kiên nhẫn, nhắc nhở, hỗ trợ và cho người già tăng cường uống thêm các loại bột có hàm lượng protein cao (Muscle Build Powder). Theo dõi bác sĩ gia đình nếu có thấy dấu hiệu thiếu máu như xanh xao mỏi mệt, chóng mặt, đi cầu ra phân đen như bã cà phê, hoặc bị trĩ.
 
5.    NGUY CƠ TÉ NGÃ: Do cơ xương yếu (Myosarcopenie), do tụt huyết áp khi đang dùng một số thuốc hạ huyết áp, do chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột, do tầm nhìn suy giảm, do phán đoán không chính xác, do vấp ngã khi vướng phải những vật dụng trong gia đình, do trơn trợt trong nhà tắm.
Người già khi té ngã đưa tới nhiều biến chứng dễ tử vong (viêm phổi, nhiễm trùng tiểu), do khi bất động nằm lâu trên giường.
Người già tốt nhất ở nhà tầng trệt, sàn nhà bằng phẳng, ít trơn trợt, ít vật dụng vướng víu, ánh sáng trong nhà đầy đủ để thấy rõ ràng. Trong buồng tắm, cần có các thanh hỗ trợ để vịn khi đứng lên, sàn buồng tắm cần tránh trơn trợt. Người già khi thay đổi tư thế từ nằm sang bước đi, cần ngồi dậy ở thành giường vài phút để tránh tụt huyết áp đột ngột.
 
6.    NGUY CƠ NHIỄM TRÙNG: Do giảm khả năng đề kháng của cơ thể, đứng đầu là nhiễm trùng phổi đi sau một đợt cảm cúm lý do là tế bào niêm mạc đường hô hấp hoạt động kém do sức ho yếu, thở nông, nằm nhiều phổi dễ bị xẹp, kế đến là nhiễm trùng tiểu do nước tiểu ứ đọng trong bọng đái bởi sự tăng trưởng của tuyền tiền liệt ở nam giới (Prostate Hypertrophy). Ở phụ nữ dễ nhiễm trùng tiểu là do tiểu són (Incontinence), mặt khác vì cơ bọng đái yếu nên thường có hiện tượng ứ đọng nước tiểu.
Nhiễm trùng của người già thường biểu hiện nghèo nàn triệu chứng, dấu hiệu đáng để ý nhất là lú lẫn (Confuse), nói lảm nhảm, rối loạn tri giác, mặt nhanh, lạnh run (Shaking chill).

Để đề phòng sưng phổi, người trên 65 tuổi cần đi chích ngừa cúm, chích ngừa sưng phổi (Pneunovaccine). Người già cần gặp bác sĩ để theo dõi định kỳ.

7.    VÀI DẤU HIỆU TIM MẠCH CẦN CHÚ Ý: Chóng mặt, buồn nôn, vã mồ hôi, đau ngực lan ra vai cổ, cánh tay, cảm thấy khó thở, có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim. Bị ngất xỉu trong lúc rặn khi đi cầu, trong lúc uống nước quá lạnh do phản xạ vasovagal làm tim đập chậm thiếu máu lên não. Đột nhiên cảm thấy khó nói, tê rần một bên cơ thể, làm rớt đồ vật khi đang cầm, ăn uống hay bị sặc. Đây là những dấu hiệu của stroke.
      Người già hoặc các người chăm sóc họ nếu nhận thấy những dấu hiệu này cần phải gọi cấp cứu ngay.
      Dĩ nhiên người già thường hay gặp phải những vấn đề thể xác và tinh thần (Physical & Mental).  Tuy nhiên nếu chú ý và đề phòng, người già có thể có một cuộc sống tốt đẹp.
      Trên đây chỉ là khái quát những nét thường thấy. Hy vọng phần nào giúp đỡ cho họ và cho các người chăm sóc

VÕ N. LUYỆN

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Website hiện hành của cựu sinh viên y khoa SG-TPHCM khóa 1971-1977 là:

http://y7177.com
Khi nào không vào được website của lớp, 
các bạn hãy vào http://vuimaimai.blogspot.com  

hoặc gửi email về bs77dk@gmail.com để biết đường dẫn mới.

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Truyện cười (1)

Thiên đường
Hai ông chồng ngồi kể khổ với nhau về chuyện vợ con.
Một ông rầu rĩ nói:
- Nhiều lúc tôi muốn chết quách cho rồi. Không biết trên thiên đường có đàn bà không nhỉ?
Ông kia trợn mắt:
- Vớ vẩn! Có đàn bà sao còn gọi là thiên đường được!

Nuôi Chồng
Nhà sắp có khách, bà vợ tay chống nạnh hất hàm hỏi ông chồng:
- Bộ ông định mặc quần đùi để tiếp khách hay sao vậy ?
Ông chồng hậm hực trả lời:
- Phải, tôi muốn mọi người đều biết bà đã nuôi tôi như thế nào!
Bà vợ không phải tay vừa đáp ngay:
- Được, nếu vậy ông hãy cởi luôn cái quần đùi ra đi, để cho họ thấy ông có đáng để nuôi không! Ông chồng: !!!!!!

Người Vợ Tuyệt Vời
Hai người bạn nói chuyện với nhau:
- Có lẽ mình phải xin ly dị.
- Sao vậy?
- Vợ mình nửa năm nay không thèm nói với mình một câu nào.
- Cậu điên à! Biết tìm đâu ra một người vợ tuyệt vời như thế.

Bệnh tình
Chăm sóc chồng ốm nặng, cô vợ sụt sùi hỏi:
- Anh thấy trong người thế nào?
Chồng:
- Mấy hôm nay em bớt nói, thần kinh anh đã ổn định dần, đỡ co giật.

Bia Ôm
Hai vợ chồng già ngồi nói chuyện:
- Lúc ngồi xe ôm, bà ôm cái thằng lái xe, bà có thấy thích không?
- Thích thú cái gì, chẳng qua để an toàn thì phải ôm vậy thôi!
- Đó bà thấy chưa? Bà cứ nói bia ôm này nọ, nhưng nó cũng như xe ôm thôi. Vào quán uống bia nhiều phải say, say thì phải ôm một cái gì đó cho khỏi ngã! Hoàn cảnh nó buộc phải vậy chứ thích thú cái gì!

Mua giầy hay mua nón
Cụ ông tuổi cuối thu (trên dưới 60) mới sắm đuợc 1 đôi giày hiệu rất ăn ý để ăn Tết. Vừa buớc vô nhà, cụ ông khoe với cụ bà:
- "Này bà, có thấy gì khác lạ trên người tôi không? "
- "Tôi chẳng thấy gì khác cả...", cụ bà đáp.
Bực mình, cụ ông cởi hết quần áo ra, chừa lại đôi giày và hỏi thêm lần nữa.
Cụ bà đáp:
- "Tôi thấy cái "kim đồng hồ" lúc nào cũng chỉ 6:30."
Cụ ông gắt:
- "Phải rồi, nó chỉ 6:30 vì nó đang nhìn xuống đôi giày mới của tôi đây!"
Cụ bà nghe thế bèn nói:
- "Vậy ngày mai ông làm ơn mua giùm cái nón thì hay hơn !!! "

Xin về hưu
Cuối cùng thì sau 70 năm hoạt động các bộ phận của cơ thể cũng tề tựu về dự cuộc họp tổng kết. Các bộ phận lần lượt phát biểu:

Ðầu tiên là Não: "Tôi được sinh ra cùng lúc với con người và đóng một vai trò quan trò quan trọng. Tôi là cơ quan điều hành mọi hoạt động ủa con người và cho đến bây giờ tôi vẫn hoạt động tốt. Tôi xin được tiếp tục phục vụ".

Kế đến là Tim: "Tôi cũng được sinh ra cùng lúc với con người, tôi giữ một nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng. Tôi giúp việc tuần hoàn máu để nuôi sống cơ thể và các bộ phận khác. Ðến nay, tôi vẫn hoạt động tốt, tôi xin tiếp tục cống hiến".

Sau đó lần lượt các bộ phận khác cũng phát biểu. Trong lúc im lặng bỗng có một giọng nói yếu ớt phát ra từ phía bên dưới: "Xin thưa các anh, tôi cũng được sinh ra cùng với con người nhưng tới năm 20 tuổi tôi mới được làm việc. Nhưng công việc của tôi rất là vất vả và nặng nhọc, phải làm việc trong đường hầm tăm tối, ẩm ướt và trơn trợt. Cho nên, bây giờ tôi không còn khả năng để phục vụ nữa, tôi xin được về hưu".

Các bộ phận khác nghe thế rất tức giận liền đập bàn nói: "Ai! Ai! Có ngon thì ngóc đầu đứng dậy nói lớn xem nào? Làm việc sau 20 năm mà bây giờ đòi về hưu? Thế nà thế lào ???" Giọng nói yếu ớt ấy lại vang lên: "Xin lỗi các anh, nếu em có thể ngóc lên được thì em xin về hưu để làm gì!"

Trang chủ > Thư giãn

Hồi tưởng về những chuyện buồn trong Bệnh Viện (tập 1)

Hồi tưởng về những chuyện buồn trong Bệnh Viện (tập 1)

Thư Canada

Thân gởi các bạn.Nghe của người mà không nói đến ta thì cũng không fair phải không các bạn?
Có lẽ các bạn cũng gặp không ít những hoàn cảnh tương tự như bài viết của tôi gởi theo đây, những câu chuyện thương tâm nầy có khi còn ít thương tâm hơn những câu chuyện của các bạn.
Đây là những chuyện tôi đã gặp, đã ra tay ở một mức độ nhỏ và đôi khi cũng chùn bước ở những việc lớn hơn và có khi bị phán cho một câu " đó không phải trách nhiệm của tôi".
Những ngày đầu đặt chân đến Canada, khi đi cùng em tôi đi trên đường phố, thấy có người trượt té, tôi định chạy đến đỡ dậy thì em tôi kéo tôi lại và hỏi tôi: Ông định làm gì đó ? Tôi trả lời đến giúp người, em tôi nói đừng có ẩu tả! họ không có ai để kiện, sẽ co thể níu mình để kiện mình và vu cáo mình xô họ té! và mình chưa có bằng cấp cứu nên nếu làm đúng hay không cũng có thể bị bóp méo để Claim tiền bảo hiểm, hoặc bị phạt. Ngược lại, nếu mình có bằng cấp về y tế, đi ngang thấy người bị nạn, mà mình chỉ đứng xem, nếu cảnh sát hỏi giấy tờ để mời mình làm nhân chứng, mà thấy mình là bác sĩ, nha sĩ có thể sẽ kết tội từ chối cứu người bị nạn. Làm gì cũng có thể bị kết tội hết nên lòng người hầu hết trở nên dửng dưng và có máu "lạnh".
Những câu chuyện tôi kể ra, những người có tên rõ ràng thì hoặc họ có thái độ tốt và đã qua đời. Còn những người có hành vi xấu thì tôi không nêu tên ra. Nếu họ biết được, sẽ giúp họ tránh khỏi những kiêu căng tự phụ gây chết người trong đời hành nghề của họ, mong là họ biết sửa tính nết và nếu là bác sĩ thì phải thận trọng trong khi hành nghề mới thành công và "thành người". Nếu không, cho dầu họ có giàu có bao nhiêu đi nữa cũng chỉ là: xứng với câu: "Xu hào đủng đỉnh Mán ngồi xe" mà tiền nhân đã nói.
Tôi có anh bạn là bác sĩ qua đây đã lâu, rủi thay anh đậu thi viết rồi, nhưng không có chỗ thực tập, anh đành học qua ngành điện toán, hay tâm sự với tôi và nghe những chuyện tôi kể cho anh ấy cách nay vài năm, anh nói tôi nên viết lại kẻo có ngày sẽ quên hết.
Có nhiều người viết nhật ký, hồi ký nhưng tôi tự thấy mình chưa làm được gì đáng kể thì viết lại làm gì. Nhưng mấy hôm nay nhận được những bài viết về sự tắc trách ở những con người khác nhau, ở những thời điểm khác nhau và ở dưới những chế độ khác nhau và giàu nghèo khác nhau. Nguyên nhân khác nhau nhưng bản chất của hậu quả thì giống nhau đó là bệnh nhân hay nạn nhân bị thiệt mạng, mà kẻ xấu vẫn không chừa, vẫn phây phây và thoát khỏi lưới trời!Nên mượn diễn đàn của những người bạn cùng chiến tuyến đã và đang chiến đấu với bệnh tật để cứu bệnh nhân và có khi chính bản thân, để tìm kiếm nguồn an ủi và nguồn lực cổ vũ lẫn nhau trong những ngày còn lại của "kiếp người" và mong giữ được phong thái lạc quan, yêu đời và vui sống. Vẫn còn được ca hát bên nhau như những lần hội ngộ thời trai trẻ.
Thân chúc các bạn vui khoẻ.
Thân ái.
Tri

Hồi tưởng về những chuyện buồn trong Bệnh Viện. (tập 1)

Nguyễn Tăng Tri, D.D.S. Canada.
Nguyên trưởng Khoa Nhổ Răng và Tiểu Phẫu Thuật,Viện Răng Hàm mặt Việt Nam.(1981-1988).

Khi tôi làm việc tại bệnh viện Đồng Nai, tôi có 1 một người bệnh nhân là một sĩ quan ngành công an trẻ đã được tôi mổ răng khôn hàm dưới nằm ngang gây pericoronitis mặt sưng lớn không há miệng được, sốt cao và mủ có khuynh hướng lan tràn xuống sàn miệng,nguy cơ nhiễm trùng huyết rất lớn… Sau khi được điều trị và lành thương anh rất vui vẻ đến mời tôi đi ăn sáng tại căng tin bệnh viện, trước khi ra về anh nói mời tôi: “ Khi nào rảnh mời anh đến Ty công an Đồng Nai chơi !”. Tôi trả lời anh ta: "Chơi chỗ nào thì chơi , chứ tôi không dám đến chỗ công an chơi đâu!”. Sau đó tôi “trả lễ” tiếp :“Khi nào anh rảnh thì đến đây chơi?”. Anh ta đáp lại : “Thôi thôi! Tôi cũng không dám đến bệnh viện để chơi đâu!”. Cả 2 đều bật cười vì ý nghĩa của các lời đối đáp đó, và có lẽ anh ta cũng sẽ nhớ mãi! Đây là những câu nói lịch sự xã giao nhưng ngẫm nghĩ lại rất đáng để cho tôi và các bạn suy nghĩ thêm về những khía cạnh tâm lý và những lời lẽ trong khi giao tiếp giữa bệnh nhân và thầy thuốc.

Ngày nay, chúng ta gọi nơi cấp cứu và chữa bệnh là bệnh viện, nhưng tôi còn nhớ thế hệ trước chúng ta gọi là “nhà thương”. Chữ “thương” ở đây đã được những nhà báo lúc đó biến hóa ý nghĩa để phê phán và châm biếm những hành vi hoặc thái độ và cách đối xử của bệnh viện đối với bệnh nhân. Chữ thương nầy được hiểu nghĩa ngược lại với chữ “ghét”, chứ không phải ý nghĩa là thương tích. Những câu chuyện ngắn sau đây có khi cực ngắn và rất khách quan đối với tôi nhưng đã gieo vào lòng tôi những nỗi buồn man mác và vô tận…

1/ Tôi có một người cán sự nha khoa phụ tá phẫu thuật của khoa Nhổ răng và Tiểu Phẫu Thuật/Viện RHM TW. Chú ruột của cô ta bị sa ruột bẹn bẩm sinh, đã được mổ tại Khoa Ngoại Tổng Quát Bệnh viện Chợ Rẫy và đang được tập đi dể chống dính ruột, và chuẩn bị cắt chỉ…Bỗng nhiên chết! Lý do: bị anaphylactic shock do chích penicillin bởi “y lệnh” của một sinh viên nội trú của đại học Y. bất chấp y lệnh của BS trưởng khoa là người đã mổ và không chỉ định dùng kháng sinh. Điểm quan trọng nhất là khi bệnh nhân nghe SV nội trú kia ra lệnh cho y tá chuẩn bị chích Penicillin, bệnh nhân đã la lên tôi bị dị ứng với Penicillin, nhưng SV kia đã quát lại BN là biết gì về thuốc mà cãi… Tôi đã hỏi cô cán sự của tôi có muốn kiện để đưa “ông đồ tể “ nầy vào tù và ra khỏi ngành Y không? Nhưng cô ta nói chuyện đã lỡ rồi, SV nọ cũng đâu lấy tiền bạc gì, và sợ bị “trả thù”!!!

2/ Chuyện tôi nghe: Có một BS Tai Mũi Họng (xin dấu tên), dắt một đám nữ SV của trường ĐH Y Khoa đi thực tập tại bệnh viện Chợ Rẫy. Có một cas vừa được gởi lên từ bệnh viện tỉnh, lý do: Mổ tonsillitis nhưng một bên chảy máu không cầm được, bệnh viện tuyến dưới phải kẹp động mạch cổ phía đó để cầm máu và gởi lên Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu… Nhân viên khoa cấp cứu lập tức chuyển BN lên phòng mổ lớn ở lầu 1, vào thang máy, BS “giảng viên” kia hỏi các cô nữ SV đã có bao giờ thấy một cas chảy máu trầm trọng do mổ amygdale chưa? Các nữ SV nhao nhao “Dạ chưa ,dạ chưa!”. Ông BS nọ nói để “thầy”mở kẹp cầm máu,các em sẽ thấy, và BS kia mở kẹp cầm máu, máu tuôn ra, ông ta cố kẹp lại nhưng run quá không kẹp lại được. Thang máy đến lầu 1, bệnh nhân ra khỏi thang máy thì chết…BS đó hiện nay đang quang cáo rùm beng tại VN về tài năng và còn muốn trấn danh thiên hạ tại nước ngoài…

3/ Một buổi trưa, khi đi ngang qua một nhóm người nhà bệnh nhân đang tụ tập bàn tán trước sân của Viện RHM. Tôi dừng lại xem va hỏi chuyện gì… Tôi thấy một bà già đang khóc, bên cạnh tường rào bệnh viện là một cái bếp dã chiến kê bằng 3 cục gạch lượm ỏ đâu đó. Bà lượm những lá cây khô để nấu cơm. Một nồi cơm nhỏ đang đổ và lá khô đang cháy dở vương vãi khắp nơi… Hỏi ra mới biết là Ban GĐ Viện mới ra lệnh cho nhân viên bảo vệ phải ngăn cấm người nhà bệnh nhân nấu ăn trong bệnh viện. Một nhân viên bảo vệ thấy bà già nọ nấu cơm bèn đến bảo bà ta dọn dẹp, bà già năn nỉ và chắp tay lạy cậu bảo vệ và nói: “Tôi lạy cậu, nồi cơm đang sôi và cạn nước, chín rồi tôi sẽ không dám nấu nữa”. Cậu bảo vệ đã đá tung nồi cơm của bà già…và đi ra phòng bảo vệ. Tôi đã giận run người, đến phòng bảo vệ, thộp cổ áo “tên” bảo vệ lôi ra sân, lôi hắn đến xin lỗi bà già, bồi thường cho bà ta tiền để mua cơm ăn và cơm thăm nuôi con của bà ta đang nằm tại trại bệnh nhân nội trú khoa Phẫu thật hàm mặt (trại 52). Nếu không, tôi sẽ đập cho vỡ mặt và đề nghị đuổi việc. Tôi đã hỏi cậu ta: “Nếu mẹ mầy ở quê lên, đi thăm nuôi em mầy ở một bệnh viện khác tại SG, nhân viên bảo vệ ở đó đối xử với mẹ mầy như vậy, mầy sẽ làm gì?” Cậu bảo vệ nín khe! Chính cậu bảo vệ nầy, trước đây, trong lần đầu tiên khi tôi mới đến Viện RHM để nhận nhiệm sở, khi tôi vừa chạy chiếc xe Lambrettite đến cổng bảo vệ, cậu ta đã quát lên: - Vào đến cổng mà còn để nổ máy? Tắt máy xe! - Tôi đáp: “Dạ, dạ… Tại tôi đang lấy chìa khóa công tắc máy xe cũ quá lỏng ra nên sợ rớt mất”. Cậu ta hối tôi tắt máy xe. Sau khi tắt máy xe và dựng xe. Cậu quát tiếp:- Đi đâu? Có chuyện gì? Giấy tờ đâu?- Dạ.Và tôi đã rút mấy giấy tờ được cuốn lại và bao bằng bọc ny lon đưa cho cậu ta. Cậu ta mở ra xem các giấy tờ của tôi, sắc mặt chuyển từ đỏ ra xanh rồi trắng, run run nói :- BS để em dắt xe vào chỗ gởi cho, BS khỏi trả tiền gởi mà không môt tiếng xin lỗi những gì đã làm với tôi!- Tôi đáp lại: Khỏi cần.Tôi lái xe được thì dắt xe được. Sau nầy tôi đã “chiếu tướng” cậu bảo vệ nầy từ cách nói, tóc tai, ăn mặc, trở thành một bảo vệ hiền lành và lễ phép với tất cả mọi người đến Viện RHM.

4/ Tôi có một người bạn học cũ, người bạn nầy có đứa em gái có chồng ở Long Khánh. Người chồng đi xe gắn máy bị đụng xe, chấn thương hàm mặt và sọ não, xương mặt bị gãy Lefort 1. Do đó, Bệnh viện Long Khánh chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy. Các Khoa nội, ngoại TK, ngọai Tổng Quát, RHM đã hội chẩn… BN đang nằm ở trại Nội thần kinh, đã tỉnh táo và xác định bằng điện não đồ là không có máu tụ trong não. Các dấu hiệu sinh tồn tốt. Tôi được người nhà tìm gặp báo tin và tôi có đến thăm, nói chuyện với cậu ta…Hai hôm sau, người vợ hớt ha hớt hải chạy qua chỗ tôi báo tin chồng em chết rồi! Tôi hỏi tại sao? Cô ta trả lời là do có một ông BS trẻ bảo là các BS khác đã định bệnh sai! Và đây là phiên trực của cậu ta, cậu ta có quyền quyết định và đã đưa BN vào phòng mổ để chính cậu ta mổ để lấy máu tụ ra.(Ba của cậu ta lúc ấy đang là BS trưởng một khoa rất có thế lực tại bệnh viện nầy). Tôi hỏi vợ của BN muốn tôi giúp gì? Cô ta bảo giúp lấy xác đem về chôn, thế thôi!

5/ Một cô giáo tại Rạch Giá, góa phụ, có đứa con trai duy nhất 6 tuổi, bị viêm tủy xương hàm, do bệnh viện Rạch Giá chuyển lên tuyến trên là Viện Răng Hàm Mặt. BN không được nhập viện ở trại Phẫu Thuật Hàm Mặt mà điều trị ở tại Khoa Nhổ răng và Tiểu Phẫu thuật. Tôi là BS đã mổ cho em bé đó, cả em bé và người nhà phải thuê ghế bố trọ ở gần Viện để hàng ngày đến chỗ tôi thay băng… Sau hơn 1 tháng rưỡi điều trị, tôi đã viết toa thuốc cho BN dùng tiếp khi về đến quê nhà, mẹ của bệnh nhân sau đó đến gặp tôi khóc và nói:- Xin bác sĩ giúp tôi, cho tôi xin giấy chứng nhận có điều trị tại đây để trình cho chính quyền địa phương, vì tôi đã lên đây mà không xin phép tạm vắng. Nếu không, ở nhà chỉ còn có mẹ tôi, có thể họ cho rằng tôi vượt biên không được, nên viện cớ chữa bệnh cho con để che giấu tội…Tôi có thể mất việc và mất nhà!- Được , Tôi đã gọi cho ông trưởng phòng Y vụ để báo sự việc. Vì ông mới được quyền ký và đóng được con dấu tròn. Ông ta đồng ý. Sau khi nhân viên hành chánh đã đánh máy giấy chứng nhận (y chứng) theo nội dung tôi đã ghi nháp. Tôi bảo người mẹ đem xuống phòng Y vụ để ông trưởng phòng Y vụ ký tên một bên và đóng dấu. Lúc ấy có Nha sĩ Nguyễn Thị Tịnh ghé qua Khoa tôi (để bàn công việc cho Hội Nghị và triển lãm đón tiếp đoàn của Bộ Trưởng Y Tế Đặng Hồi Xuân sẽ vào thăm Viện RHM), chị Tịnh ra trường trước tôi nhiều năm, trước 30/4/75 chị là Chánh Sự Vụ Sở Nha Khoa của Bộ Y Tế VNCH. Một lát sau, người điều dưỡng (điều dưỡng trưởng thời VNCH, nhân viên lưu dụng làm việc tại phòng Y vụ) tất tả mang tờ giấy y chứng, vẻ mặt nghiêm trọng đến khoa tôi, quăng tờ giấy lên bàn (chưa ký tên và đóng dấu của ông trưởng phòng y vụ) và lớn tiếng với tôi là tôi làm như thế nầy là sai nguyên tắc hành chánh! Tôi im lặng, bà ta tất tả bỏ đi. Một lát sau, người mẹ kia lên tìm tôi nước mắt đoanh tròng năn nỉ tôi cố giúp cho xong giấy tờ. Tôi bảo bà hãy ra ngoài ngồi chờ, chị Tịnh (cũng là nhân viên lưu dụng) đã lắc đầu nói với tôi là không thể chấp nhận thái độ của một y tá nói năng với BS như vậy, và hỏi tôi sẽ làm gì? Tôi đã tức tốc xuống phòng Phó Viện trưởng, vừa lúc BS GS Nguyễn Văn Thủ. Viện trưởng vừa đi công tác về. Tôi trình bày sự việc và yêu cầu giải quyết, nếu Ban lãnh đạo không giải quyết tôi sẽ từ chức và nghỉ việc hoặc Viện phải chuyển tôi đi nơi khác. Ông trưởng phòng Y vụ và “mụ” nhân viên đó đã bị “dũa” mộ trận “te tua”…Phải xin lỗi bệnh nhân và mẹ bệnh nhân. Ngày nay sống và làm việc ở Canada, một đất nước giàu có và phương tiện điều trị hiện đại không phải là không có những chuyện tương tự như trên xảy ra. Mà gần đây đã có nhiều cuộc điều tra đã tiết lộ những chuyện khủng khiếp như mua bán nội tạng, thậm chí có một cặp vợ chồng không hiểu vì muốn nổi tiếng hay không muốn nuôi con vì ngại khó khăn và không đủ tiền để thỏa mãn cho họ đã tự ý thương thuyết với một cặp vợ chồng khác có con cùng tuổi bị bệnh tim để ký giấy cam kết hiến tim của con mình, lôi cuốn giới truyền thông phỏng vấn “nhặng xị” trên đài truyền hinh và báo chí để “đánh bóng” tên tuổi (không biết với mục đích gì).

Tôi cũng đã được những bệnh nhân của tôi kể về những nỗi buồn khổ của họ khi chứng kiến một số hoàn cảnh mà họ phải chấp nhận đau thương mà đành ngậm đắng nuốt cay cho qua những tháng ngày còn lại… Thêm vào đó, người dân có phương tiện internet để tìm hiểu về các phương thức và thuốc điều trị, mà hiện nay có quá nhiều những bài viết do những người chưa từng học y bao giờ, đã lượm lặt những bài viết “lá cải” hoặc những quảng cáo, rồi chuyển đi đến các bạn bè nhằm chứng tỏ họ đã “lột xác” và đã trở thành “trí thức”, đại trí thức trong ngành y khoa!!! Những bài viết không có ghi tài liệu tham khảo, thậm chí những tài liệu chưa được báo cáo ở những cuộc hội thảo hội nghị khoa học bao giờ! Lại còn có thêm những bài báo nói về những hiện tượng siêu nhiên và những “siêu nhân” có thể chữa được tất cả các bệnh chỉ bằng một phương pháp duy nhất như cào, vuốt như…giống như ảo thuật.

Để kết thúc tập 1, tôi có những quan sát sau: Bệnh nhân như người sắp chết đuối sẽ tin bất kỳ những ai “chịu khó" ngồi nghe họ nói dài, mà người nghe là những người có tài khôn vặt, làm “cò”, hành nghề “quảng cáo ” để ăn tiền đăng quảng cáo, hoặc huê hồng. Ngược lại, cũng có người khỏe mạnh hoàn toàn lại muốn bán nội tạng hoặc một phần cơ thể để cứu gia đình khỏi túng thiếu. Bán máu chẳng hạn… Tôi nghe được một trưòng hợp bán thận (thật ra là bán mạng) để cứu gia đình khỏi chết đói. Chuyện xảy ra tại Trung Hoa lục địa, đã có một cô gái tình nguyện hiến cả 2 quả thận với giá 20 nghìn đôla cho một người VN bị hư cả 2 trái thận. Tất cả chi phí hết 50 nghìn đô. Người nhận thận đã thấy như vậy là tội lỗi nên đã cùng chồng yêu cầu chỉ muốn ghép một trái thận. Nhưng tổ chức phòng mổ cấy ghép tại 1 bệnh viện ở TH (BS là người da trắng, bệnh viện là người TH) không chịu vì như vậy sẽ hụt sở hụi của họ. Nên cuối cùng người nhận thận đành phải chấp nhận. Hòm đã được chuẩn bị sẵn, bệnh viện lo việc tống táng sau đó vì BN đâu có tiền. Cas mổ đã được thực hiện hoàn chỉnh. Bệnh nhân được cấy ghép 2 trái thận và còn sống đến nay tại Toronto, chồng của bệnh nhân nầy là bạn thân của một bệnh nhân của tôi đã kể cho tôi nghe rằng, bệnh nhân dù sống bình thường nhưng tâm trạng rất bất ổn, thường hay gặp ác mộng và mặc cảm tội lỗi không khác gì là kẻ giết người và nay đã gần như điên loạn. Tôi tự hỏi có phải bệnh viện ấy chỉ cấy ghép 2 trái thận của người hiến cho người nhận thôi hay còn mổ cấy ghép giác mạc, tim,gan, phổi ,ruột …cho bệnh nhân khác đã lên kế hoạch mổ vì bệnh nhân đã ký “bán sỉ” cho bệnh viện thân xác của cô ấy? bệnh viện có quyền khai thác triệt để thân xác ấy, mổ ghép cho những bệnh nhân cần các bộ phận khác để có lời nhiều hơn? Vì KH Y học ngày nay tiến bộ, tất cả các bộ phận của cơ thể con người đều có thể cấy ghép giống như đồ part xe hơi, sản xuất hàng loạt nên hễ có tiền thì hư bô phận nào thay bộ phận ấy. Và đã có những bài báo nói đến tiến bộ khoa học thậm chí đến một ngày kia người máy hoặc computer sẽ thay thế bác sĩ để làm công tác khám bệnh và điều trị (thật không tưởng). Bệnh nhân sẽ tự chữa bệnh cho mình bằng cách sử dụng máy điện toán, máy điện toán sẽ thay thế con người! Và đến một ngày N nào đó có thể có một thanh niên sẽ cưới được một hoa hậu (mà không cần phải tán tỉnh như mô tả trong Ngày Xưa Hoàng Thị) trong đêm động phòng tất cả các bộ phận… đều được phơi bày là bằng silicon hoặc plastic…Bên trong là những dây điện và các bộ vi xử lý và các softwares , hardwares… Nếu BN không có tiền sắm máy nầy, có thể đến những clinic công cộng để thuê máy giống như những internet café hoặc những máy rút tiền tự động ở đâu cũng có. Mà bác sĩ có kinh nghiệm cũng có thể lầm, càng có kinh nghiệm thì càng già, càng dễ bị lầm, mắt kém thì thị lực sút giảm, mức độ nhầm lẫn sẽ tăng lên,”trông gà hóa cút!”, có đúng không các bạn?
Toronto, 03/11/2011.
Trang chủ > Chuyện ngành y tế

Một vài nhận xét về ngành y tế Mỹ

Một vài nhận xét về ngành y tế Mỹ
(trích đoạn của một bài đăng trên một website vào ngày thứ tư 26/10/2011)

****
Dưới đây là nội dung thư của ông Nguyễn Minh Châu, cựu trung tá Thủy Quân Lục Chiến và là nguyên quận trưởng quận Dĩ An, Biên Hoà viêt về một kinh nghiệm anh có gần đây với bác sĩ Mỹ ở một bệnh viện Mỹ ở El Camino, California.

Kính quý vị,
Đây là câu chuyện xảy ra tại Bịnh Viện El Camino của Mỹ. Ngày 9 tháng Oct 2011, tôi được cựu ĐT Vũ Văn Lộc GĐ /IRCC tổ chức ĐNH Tình Ca Cho Em. Tôi được mời đến xem và nhận một hoa Hồng về Dâng lên bàn thờ vợ tôi. Chẳng may tôi bị té bể đầu và xuất huyết não, sau khi làm Head Scan tôi phải nằm BV 6 ngày để theo dõi. Ngày sau hết chảy máu. Sau 2 lần nữa Scan trước khi xuất viện, BS cho biết kết quả stable. Thứ Sáu tuần sau làm Scan đầu lại cho an toàn. Trong thời gian về Belmont tôi có vào Net để biết thêm tình trạng Head injury của tôi và tự theo dõi. Tôi chẳng thấy Incidents gì xảy ra và vẫn email hằng ngày cho quý vị.Nhưng Scan lần thứ 4 nầy, Neurologist lại nói não của tôi sưng thêm và rỉ máu. Ông ấy yêu cầu tôi phải chịu mổ đầu, nhưng tôi quyết định không mổ và yêu cầu Chief of Neurology duyệt film lại, vì theo tôi tự thấy chẳng có chóng mặt, nhức đầu hay Nausea gì hết và ăn ngủ bình thường tại sao phải mổ?. Sau nửa giờ, ông BS mổ đầu cho tôi biết là Sorry of wrong informations, nên không có mổ. Kính quý vị, BS là thầy trị bịnh, còn người nhận định bịnh và suy xét để quyết định chính là bịnh nhân. Nếu bịnh nhân không biết gì hết mà để BV toàn quyền, có thể tai hại vô cùng.
Kính.
Nguyễn Minh Châu
****
Còn đây là một đoạn trong bài viết của BS Vi Sơn:
Theo cơ quan Food and Drug Administration thống kê, thì ở Mỹ, mỗi ngày có một người chết (oan) vì sai lầm trong ngành y tế ở Mỹ. Đây là sự thâu nhỏ của một con số đáng xấu hổ (what a shame for such an understatement) của cơ quan FDA mà tôi cho là một trong những cơ quan bất tài và mâu thuẫn nhất trong chính phủ Mỹ. Họ nhiều khi chỉ trong thời gian một năm có thể đổi ngược quyết định 180 độ. Tuy vậy, họ cũng phải thừa nhận là trên nước Mỹ, hàng năm có 1 triệu ba trăm ngàn (1,300,000) ngàn người dân Mỹ bị tổn thương bởi lỗi lầm của BS/Bệnh viện/ dược sĩ/dược phòng. Về con số tử vong do các thực thể vừa kể gây, không phải chỉ có mỗi ngày một người bị chết vì lỗi lầm y tế, màthực ra mỗi năm có tới 7 trăm tám mươi ngàn (780,000) người Mỹ bị chết do lỗi lầm y tế gây ra. Cần biết, số người Mỹ tử nạn trong tai nạn xe cộ ở Mỹ chỉ độ 45,000 người một năm nghĩa là 1 phần 17 (1/17) cuả con số trên đây. Có người đã gọi cái thảm trạng này là "the American unspoken holocaust".Tôi dám mạnh miệng nói sự thật mà không sợ bị gán cho là có ác cảm với ngành y-tế Mỹ vì chính tôi là một thành viên của ngành này. Cần nói ngay là thực sự ra, mặc dầu những thiếu sót, xấu xa trong ngành y tế Mỹ, ngành này vẫn là ngành đứng đầu thế giới về mức độ tân tiến và hữu hiệu. Tuy nhiên, vẫn cần nói cái mặt trái của nó vì có sống trong chăn, thì mới biết chăn có rận.Nói như vậy có mâu thuẫn không? Am I speaking from both corners of my mouth?. Dạ thưa không. Chúng ta phải nhớ là không có nước nào đoạt được nhiều giải Nobel Prize về y-tế như nước Mỹ. Nói về số khoảng 1% giới khoa học gia và nghiên cứu, kể cả y-tế, ở Mỹ thì họ thuộc thành phần lỗi lạc hàng đầu thế giới khó ai bì kịp. Tuy nhiên, giới chuyênmôn nghành y tế còn lại thì thật đa dạng. Một số khoảng 40 % thuộc loại giỏi, 20 % thuộc loại khá. Tôi nói không sợ nói ngoa là phần 30 % còn lại thuộc loại tầm thường tới hoàn toàn bất tài. Họ không thuộc bài vở, định bệnh nhờ phần lớn vào thử nghiệm và trang bị tối tân. Lại thêm một vấn đề nữa của giới bác sĩ Mỹ là trịch thượng (arrogant), không có nhiệt tình (compassion) với bệnh nhân, mà chỉ quan tâm làm càng nhiều tiền càng tốt. Có một anh bác sĩ về tim ở đây chỉ hai ba năm hành nghề đã kiếm cả chục triệu. Bạn hỏi sao mà dữ vậy? Cho bạn một ví dụ, như bác sĩ sau đây: thân chủ nào mới tới (trong đó có tôi), anh khám qua loa, rồi nói là phải làm cath (soi tim). Một ngày anh làm từ 2 tới 4 cái, mỗi cái anh tính 4000 dollars (cho riêng anh, không kể tiền bệnh viện). Trung bình chỉ heart cath thôi anh đã kiếm 12 tới 16 ngàn dollars một ngày (dĩ nhiên tôi từ chối không làm cath với anh ta). Một năm chỉ cath không anh ta đã kiếm trên 3 triệu rưỡi. Tôi đã nói thẳng vào mặt tay này khi anh ta lên tiếng dạy đời với tôi là tôi "sai lầm" khi tôi không chịu làm cath với anh ta: "I am not interested in doing anything with a damn money grabber like you!".Nói một chuyện thật xảy ra cho người bạn đường yêu mến của tôi. Bạn biết cách đây hơn 6 năm, Lucie bị breast cancer. Tôi mang cô ấy tới một bác sĩ chuyên về ung thư (oncologist). Sau khi định bệnh ung thư được xác nhận và đã giải phẫu bởi một surgeon, bạn tôi, Lucie đến cùng tôi gặp bác sĩ này để làm chemotherapy. Anh ta nói phủ đầu với tôingay là anh biết tôi là bác sĩ nhưng anh không muốn bàn nhiều vì anh là bác sĩ chuyên môn ngành này và tôi là bác sĩ thần kinh nên chẳng biết gì. Tôi nóng máu hết sức, chẳng cần lịch sự gì cả, bèn nói với anh ta: Excuse me, Dr P., Let's cut out this BS (bullsh..). This lady is not a simple patient. SHE IS MY WIFE, AND I WILL HAVE THE LAST SAY ABOUT HOW HER TREAMENT IS GOING TO BE CONDUCTED. Dĩ nhiên sau cùng anh ta đã đồng ý hoàn toàn với treatment protocol mà tôi đưa ra (he made 100,000 dollars out of this treatment). Hơn một năm sau điều trị và thường thì Lucie tái khám 3 tháng một lần, cũng cái anh chàng này đã order full body bone scan cho Lucie. Sau đó, anh ta gọi vợ chồng tôi lại loan báo là dựa vào bone scan thì bà xã tôi đã bị cancer trở lại. Tôi bực quá nói thẳng vào mặt anh ta (anh chàng này sau này không dám cãi tôi, sau khi biết tôi là giáo sư của nhiều đại học ở Texas và đã là giám đốc của tất cả 4 bệnh viện thần kinh trong vùng) là làm gì có cái việc định bệnh cancer relapse chỉ dựa vào bone scan. Anh ta nhất định là Lucie phải điều trị ngay bằng Hevastin, một phương thuốc được quảng cáo rầm rộ về mức độ công hiệu (debatable) cho breast cancer, nhưng có điều chắc là có thể gây tử vong bất ngờ.Tôi không chấp nhận lời đề nghị của anh bác sĩ P. này mà đưa bà xã tôi đi Harrington Cancer Center. Sau mọi thử nghiệm cần thiết nó kết luận là Lucie không hề bị cancer relapse. Và dĩ nhiên là kết luận đó đúng vì Lucie vẫn còn ở với tôi cho tới ngày nay để làm bà xếp oai hùng của tôi. (Anh chàng bác sĩ này sau này không biết bị ai khiếu nại mà bị Board restrict license, không cho làm oncology (điều trị ung thư) nữa.Một việc nhỏ nữa. Tôi có một bệnh nhân bị Panic disorder khám tôi định kỳ từ 20 năm nay. Gần đây anh càng ngày càng khó thở. Anh cho tôi xem kết quả chụp phổi (nhiều procedures) và nói với tôi là anh đã đi nhiều bác sĩ và không ai giải thích được tại sao anh lại có vết nám (hilar mass) trong phổi và increased density on the lungs X-rays. Anh ta đến tôi nói là tuy biết tôi là bác sĩ thần kinh, nhưng ở đây nhiều người biết tôi có kiến thức nhiều về nội khoa nên muốn xin ý kiến của tôi. Tôi nhận ra là anh ta trên hình phổi có signs of interstitial infiltration/pneumonia và có một hilar mass. Tôi nói với anh ta là anh nên đi trở lại bác sĩ phổi của anh ta (a certain doctor named Polk) nói là tôi nghi anh ta bị fungal infection và signs of idiopathic pulmonary fibrosis. Anh ta trở lại nói với BS Polk lời gợi ý của tôi. Ông này bèn phán một câu xanh rờn đầy miệt thị: "I do not take advice from psychiatrists". Bệnh nhân của tôi trở lại báo cáo với tôi lời ông Polk. Tôi bực quá (cái tính nóng tưởng đã chừa, nhưng chưa dứt hẳn) tôi nói với anh ta: "It does not take a rocket scientist to figure it out. If he cannot, he better goes back to school". Và tôi giải thích cho anh là các thử nghiệm đã rule out cancer, TB test của anh negative. Ngoài ra, cái dạng opacity không giống một remnant của primo-infection. Anh có triệu chứng của interstitial infiltration. Dựa vào đó mà nói thì Amarillo ở vùng nông nghiệp nên khả năng bị nấm Aspergillus candidus cao hơn. Nhưng vì anh làm nghề plumber nên hay phải vật lộn với cống rãnh nên tôi nghi hơn nhiều anh bị một loại nấm (fungus) hiếm nhưng thường thấy trong cống rãnh là Bradyrhizobium japonicum. Anh bệnh nhân của tôi trở lại nói với BS Polk. Ông ta vẫn ngoan cố không chấp nhận và nói rằng: "He did not know what this Dr Nguyen is talking about). Anh bệnh nhân đi sang clinic của trường đại học y khoa ở đây (chi nhánh của Texas Tech University, nơi tôi từng là giáo sư) cũng chẳng ai biết cái anh chàng BS "khùng" Vi Sơn này nói gì. Sau cùng một BS chịu làm thử nghiệm và gởi cho pathology lab để kiểm chứng kết quả. Results là anh chàng này bị loại nấm Bradyrhizobium japonicum đúng như tôi đã tiên đoán. Anh này hỏi khắp nơi mới biết ở University of Texas, Medical Branch ở Galveston, nơi chị BS Hoàng Kim Khánh làm, có một BS nổi tiếng chuyên về bệnh phổi (pulmonologist). Anh tới khám ông ta. Ông này sau khi làm nhiều thử nghiệm cũng xác nhận là anh bệnh nhân bị nấm Bradyrhizobium japonicum và idiopathic pulmonary fibrosis.Tôi viết dài dòng ở trên để xác nhận là có nhiều BS Mỹ rất dốt hoặc quyết định bị hướng dẫn bởi sự tham lam (greed). Mình nghe nó đề nghị cái gì có vẻ trái tai thì luôn luôn kiếm second/third opinion. Vì trong giới y tế Mỹ cũng có nhiều lang băm hay crooks lắm. Với tư cách một cựu giáo sư đại học y khoa Mỹ, tôi đóng góp ý kiến để cảnh giác thân hữu vì đây không phải là một lời bàn tầm phào để nói xấu một tầng lớp nghề nghiệp nào.BS Vi Sơn
(Cảm ơn bạn Nguyễn Tăng Tri chuyển tới)
***
O dau co long tham lam thi o do co nhung chi dinh khong can thiet. O dau cung co nguoi tot va ke xau. Do la cuoc song thuong ngay. Khong nen than thanh hoa, luon luon lay second opinion neu minh nghi ngo. Toi rat dong y bai nay (Ý kiến của bạn Võ Ngọc Luyện)
***
O nuoc My ai muon noi cu noi, ke ca noi bay. Bai viet co gia tri phai dua ra nhung bang chung cu the chu khong phai noi bang quo. Lesion trong phoi phai lam biopsy va thay ket qua khong nen doan lung tung nhu ong psychiatrist. Chung ta nen than trong dang nhung ban tin thieu chinh xac. (Ý kiến của một bác sĩ nội khoa ở California).
****Mỗi bài viết đều mang tính chủ quan. Người đọc nào cũng đều có nhận xét riêng.Bác sĩ tâm thần nào cũng phải qua quá trình học y khoa tổng quát. Tuy luật pháp không cho bác sĩ tâm thần điều trị bệnh thuộc chuyên khoa khác, nhưng với hiểu biết về y khoa tổng quát của mình ông ta có thể nêu ý kiến. Khi thấy triệu chứng trên phim ta kết hợp với triệu chứng lâm sàng và dữ liệu dịch tễ học, rồi "đoán" ra những chẩn đoán phân biệt (different diagnosis) rồi mới có hướng đi tiếp được chứ. Có những trường hợp không cần biopsy cũng chẩn đoán được). (Ý kiến của Võ Khôi Bửu).
Trang chủ > Chuyện ngành y tế